Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Tại sao phụ nữ không lên tiếng khi bị quấy rối tính dục? Đây là lí do tại sao

Những người “thổi còi” thường bị đối xử cực kì tệ hại – thậm chí khi họ đã thu thập được cả xấp bằng chứng để chứng minh sự sai trái kia. Mà thôi, hãy tưởng tượng mình là một người “thổi còi” khi bạn biết rằng nửa số người nghe câu chuyện của bạn không nghĩ rằng việc bị sờ vào chân là to chuyện.
Helen Lewis 
Tuần báo New Statesman, ngày 25/2/2013
Ánh Hiền dịch

Có một dòng trên Blog của Nick Cohen về các cáo buộc liên quan đến Lord Rennard (và vụ bê bối của SWP) thật sự rất sâu cay.

Có một điều mà theo tôi rất khó để một người đàn ông nêu ra. Nếu phụ nữ ở Đảng Dân chủ Tự do (Liberal Democrats) hay Đảng Lao Động Chủ Nghĩa Xã Hội (Socialist Workers Party (SWP) cảm thấy rằng cấp bậc đang gạt bất bình sang một bên vì các lợi ích chính trị thì họ không nên chỉ đến cảnh sát [1]. Họ nên nghĩ tới cả chuyện đến các điểm thu truyền hình và lầm ầm lên. Tôi biết, tôi biết, nói thì dễ nhưng làm thì khó. Nhưng không có gì mà những kẻ như Đồng chí Delta[2] và Đồng chí Clegg[3] sợ hơn việc một người phụ nữ nói trước máy quay phim, trực tiếp và được phát đi.

Mặc dù tôi rất cảm kích quan điểm rộng mở của Cohen – rằng việc điều tra nội bộ về cáo buộc lạm dụng tính dục thường bị thoả hiệp – nhưng tôi thấy hơi ngần ngại trước đề nghị của ông ấy rằng một nạn nhân của bất cứ tội ác nào liên quan đến tính dục – tấn công, quấy rối hay kì thị - đều “phô bày” bản thân mình trên Truyền hình.

Tôi tự hỏi chính mình là: nếu ở trong vị trí đó, thì tôi có làm thế không?

Và sau đó lại nghĩ: Bám theo đi, mình cũng đã ở vị trí đó rồi. Hoặc đại khái gần như thế.

Hồi còn học ở trường và đại học, tôi đã làm việc ở nhiều nơi; cửa hàng, nhà kho, văn phòng điều phối taxi, xe bán bánh mì kẹp thịt, các phòng biên tập tin tức. Hơn một nơi trong số đó, tôi thường bị cấp trên “tán tỉnh” (lớn tuổi hơn, đàn ông) và bị những lời bình luận không thích hợp quấy rầy, mặc dù may thay tôi không thể nhớ ai đó đang cố sờ mình hay tệ hơn thế.

Tôi có nói bất cứ điều gì không? Có, tôi càu nhàu với người khác cùng cấp bậc như tôi. Còn với các “nhà quyền hành” ư? Không. Những nhà quyền hành bí ẩn này là ai? Ở nhiều nơi, kẻ lần mò là nhà quyền hành tuyệt đối: anh ta là thủ trưởng, và không có ai dễ than phiền về anh ta. Còn cảnh sát? Thôi đi. Họ rõ ràng là người để chúng ta khai báo cáo buộc xâm hại tính dục, nhưng liệu có thể mong đợi họ sẽ làm gì với những lời bình luận xúc phạm, sờ mó những nhân viên bên máy sao chụp (photocopier) hay sau buổi tiệc đồ uống dịp lễ Giáng sinh? Nếu bạn còn trẻ - cha mẹ của bạn ư? Ôi không! Có ai mà muốn nói chuyện với cha mẹ về tính dục cơ chứ?


Cáo buộc quấy rối tính dục thì rất khó để xử lý vì chúng về hai điều: cấp bậc và nhục nhã. Những người lên tiếng cảnh báo thường bị đối xử cực kì tệ hại– ngay cả khi họ đã thu thập được hàng xấp bằng chứng để chứng minh sự sai trái kia. Mà thôi, hãy tưởng tượng mình là một người “thổi còi” [4] khi bạn biết rằng nửa số người nghe câu chuyện của bạn không nghĩ rằng việc bị sờ mó vào chân là to chuyện.


Trong khi đó, là một phụ nữ ở nơi làm việc, một trong những chiến lược an toàn nhất để theo đuổi là phủ nhận hoàn toàn giới tính của bạn. Trở thành một người cùng bọn với lũ con trai. Cẩn thận từng cử chỉ của mình và từng bộ áo quần, để không thể nào bị buộc tội là đang sử dụng tính của mình để thăng tiến. Vì những người không xem các cáo buộc quấy rối tính dục nghiêm trọng cũng chính là những người nghĩ rằng: đàn bà trẻ tuổi dễ dãi thì có thể tán tỉnh cấp trên. Họ không thấy rằng hai vấn đề này là hai mặt của cùng một đồng tiền sấp ngửa: những sự phản ánh của các nơi làm việc – nơi mà quyền lực được tập trung vào tay của cánh đàn ông lớn tuổi hơn.

Khi giả vờ không phải là phụ nữ có vẻ lại là cách tốt nhất để được đối xử giống như đàn ông, thì việc tố cáo về sự quấy rối sẽ phá tan bùa mê. Bỗng nhiên, bạn bị vạch trần: bạn đã lôi kéo sự chú ý của người khác đến cơ thể nữ của mình. Hơn tất cả điều gì khác, thật lúng túng. Tự hạ thấp mình. Hổ thẹn. Ngay dẫu khi bạn nói “anh ta đã chạm vào ngực tôi”, bạn vẫn đang nói với những người hoàn toàn xa lạ về ngực của mình. Phần lớn chúng ta đều khá ngần ngại để làm điều đó trước công chúng.

Trong lúc này, tôi cảm thấy rất lúng túng khi viết điều này….vì có ai muốn bị xem là nhu nhược cơ chứ? Có ai muốn chọn là nạn nhân? Và đó là tình huống mà hầu hết mọi phụ nữ ở Anh bị buộc vào lúc này hay lúc khác, bất kể ở chỗ làm việc hay trên đường hoặc ở nhà. Không bao giờ cảm thấy giống như thể đó là một sự xa xỉ mà phần hết bọn đàn ông thậm chí còn không cảm kích.

Vì vậy, Nick – có lẽ cho đó sẽ là điều tốt nhất cho xã hội nếu một người phụ nữ với những cáo buộc quấy rối hãy phô bày điều như thế trước máy quay phim, trực tiếp trên truyền hình. Nhưng liệu ai trong chúng ta có thể nói rằng đó điều tốt nhất cho phụ nữ?
Bản dịch tại Sài Gòn, 30/4/2012
Nguồn:
http://www.newstatesman.com/2013/02/why-dont-women-speak-out-about-sexual-harassment-heres-why
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
[1]Xem thêm bài viết “Khi ông nghị bị “tố” lạm dụng tính dục”:
[2] Đồng chí Delta là một thành viên cao cấp của Đảng Lao Động Chủ Nghĩa Xã Hội bị cáo buộc hãm hiếp  tính dục đối với một thành viên nữ trong Đảng.
[3] Đồng chí Clegg, tức Nick Clegg – phó Thủ tướng Anh, Chủ tịch đảng Dân Chủ Tự Do
[4] Người thổi còi (whistleblower) là người tố cáo, tố giác khi thấy chuyện bất bình hay hành vi không hợp pháp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét