Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam - Quà biếu là [Lệnh dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí]



Theo thời báo Kinh tế Nhật Bản (Nikkei) vào 2016/5/23 6:30, Ánh Hiền dịch


Tổng thống Mỹ Barack Obama lần đầu tiên tới Việt Nam và sẽ tiến đến cuộc họp thượng đỉnh với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đến nay đã có ba cuộc viếng thăm của tổng thống Mỹ liên tiếp đến Việt Nam nhưng lần này mang một ý nghĩa đặc biệt. Vì tổng thống Obama sẽ tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí trong 41 năm kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc. Mục tiêu của Hoa Kỳ là hướng đến việc tăng cường hợp tác quân sự với Việt Nam trong vấn đề giải quyết xung đột dữ dội với Trung Quốc xung quanh về vấn đề chủ quyền ở Biển Đông, sự dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí này là một điều kiện tiền đề cho việc này. Tuy nhiên, hơn 90% số vũ khí mà phía Việt Nam đang có lại do Nga chế tạo, có thể xúc tiến việc hợp tác Việt Mỹ như mong muốn hay không vẫn chưa thể biết được.

■ 90% vũ khí Việt Nam đang có do Nga chế tác, do đó triển khai vũ khí của Mỹ còn bị rào cản

Việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí là một phát súng tín hiệu cho sự tiến bộ quan hệ Việt Mỹ (tháng 7 năm 2015, tổng thống Mỹ Obama đã hội đàm với tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà trắng) – theo Reuters


“Một khi lệnh cấm xuất khẩu vũ khí được dỡ bỏ hoàn toàn, Việt Nam sẽ mua máy bay tuần tra chống tàu ngầm [P-3C] và máy bay vận tải lớn [C-130H] “, một quan chức quân sự Mỹ giấu tên đã nhận xét trên một trang mạng Việt Nam (Zing VN) vào ngày 13 tháng 5.

Đối với quân đội Việt Nam, việc tăng cường năng lực giám trên biển Đông ví dụ như ở hai đảo thuộc Trường Sa là một vấn đề cấp bách. Vào tháng 5 năm 2015, khi 2 chiếc phi cơ [P-3C] của Lực lượng tự vệ trên biển của Nhật Bản ghé Đà Nẵng, 70 quân nhân Việt Nam đã xúm xít bao quanh.

Hoa Kỳ đã cấm xuất khẩu vũ khí cho Việt Nam kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào năm 1975. Tuy nhiên, để ứng phó với tình hình chiếm đóng biển Đông của Trung Quốc, vào tháng 10 năm 2014 Hoa Kỳ đã bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí liên quan đến an ninh hàng hải. Tuy nhiên, vũ khí gây chết người cao vẫn tiếp tục được loại trừ.

Có nhiều quan điểm cho rằng, nếu lệnh cấm vận này được dở bỏ hoàn toàn, Việt Nam có thể mua hầu hết các vũ khí về không quân, lục quân và hàng hải. Nhưng, trên thực tế việc Việt Nam mua vũ khí từ Mỹ cũng có chướng ngại. Có thông tin cho rằng, trên 95% toàn bộ vũ khí mà Việt Nam đang sở hữu như máy bay chiến đấu, xe tăng, máy bay vận tải, tàu ngầm là vũ khí của Nga.

Vũ khí do Mỹ chế tạo hầu như đều có giá rất cao, chẳng hạn máy bay chiến đấu có rẻ đến mấy cũng có giá cao gấp 3, 4 lần so với vũ khí do Nga chế tạo. Ngoài ra, thêm một số vấn đề khác như trình tự bảo trì, đạn dược hay nhiên liệu đều khác với vũ khí của Nga, dù chỉ chuyển đổi một phần sang của Mỹ thôi, thực tế cũng đã khó.

Chẳng hạn, máy bay tuần tra chống tàu ngầm như phi cơ P-3C, [quân đội Việt Nam không biết cách thức cần thiết để phân tích kẻ địch từ âm thanh của chân vịt, việc vận hành hầu như là điều không thể (theo nguồn tin chính phủ). Thậm chí có nguồn tin cho rằng, hiệu quả thực chất của việc dỡ bỏ lệnh cấm vận chỉ là bổ sung một phần xe tăng và máy bay trực thăng mà quân đội Mỹ đã để lại ở miền Nam Việt Nam trong suốt thời kì chiến tranh Việt Nam.


Vậy thì, tại sao Hoa Kỳ lại tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí ở thời điểm này. Mấu chốt vấn đề nằm ở Vịnh Cam Ranh, vị trí chiến lược của Biển Đông. Từ vịnh Cam Ranh nếu bay đến quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa sẽ mất cự ly gần 550 km, do đó khả năng giám sát biển đông tại đây sẽ được tăng cường đáng kể.


■Điều kiện trao đổi "cảng vịnh Cam Ranh"? nhằm kiểm tra và giám sát Trung Quốc

Vào ngày 12 tháng 4 vừa qua, hai chiến hạm thuộc Lực lượng Tự vệ Trên biển của Nhật Bản vào vịnh Cam Ranh. Với tiền lệ này, Lực lượng Tự vệ Trên biển của Nhật đã tiến hành nhập cảng định kì, chẳng hạn như sẽ đưa hộ vệ hạm (tàu hộ tống nhỏ) cập vịnh vào cuối tháng 5. Việt Nam đã mở một phần [Vịnh quốc tế Cam Ranh] tiếp nhận cả tàu quân sự và dân sự vào ngày 8 tháng 3. Về mặt nguyên tắc, bất cứ nước nào trên thế giới cũng có thể sử dụng.

Tuy nhiên, Việt Nam được cho là đã dân sự hóa vịnh Cam Ranh, chỉ vận hành nó mang tính chiến lược và đang giữ quyền lựa chọn là có cho phép quốc gia nào đó ghé vịnh hay không. Cũng có ý kiến cho rằng “Việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí là điều kiện trao đổi để quân đội Mỹ cập vịnh Cam Ranh " (nhân vật gần với phía quân đội).

Từ 1979 cho đến 2002, vịnh Cam Ranh được Liên Xô cũ và sau này là Nga thuê để đặt căn cứ. Vào mùa xuân năm 2015, khi phát hiện ra tàu chở dầu của Nga sử dụng căn cứ vịnh Cam Ranh, quân đội Mỹ đã lên tiếng yêu cầu Việt Nam: “mong muôn không để Nga sử dụng”. Để "đảo ngược" lịch sử quan hệ sâu rộng của Nga với vịnh Cam Ranh, Mỹ cần dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí như một món quà biếu để tạo ấn tượng tăng cường hợp tác quân sự Việt Mỹ cả trong và ngoài.

Nếu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương(TPP) bắt đầu đi vào hoạt động , mối quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cũng trở nên sâu rộng hơn. Hiện tại, về mặt kinh tế, Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc, quân sự thì phụ thuộc vào Nga, "việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí" có tác dụng như một sự thông cáo mạnh mẽ rằng Việt Nam sẽ đẩy nhanh việc đến gần hơn với Mỹ.

《Quan điểm》Khi Philippines chuyển giao chính quyền, Việt Nam càng tăng vị trí trọng yếu
 Đối với Hoa Kỳ, giá trị chiến lược của Việt Nam trong vấn đề ở miền đông ngày càng gia tăng.Lý do là vì sự hiện diện Tân tổng thống Rodrigo Duterute của Philippines vào cuối tháng sáu. Vị này không ngừng đưa ra lời phát ngôn mong muốn gần hơn với Tung Quốc, chẳng hạn ông đã từng tuyên bố “ [Không mong muốn chiến tranh. Mong muốn có quan hệ hòa hảo với tất cả các nước]. Nếu Philippines thay đổi chính sách từ việc tỏ thái độ cứng rắn với Trung Quốc như kháng cáo lên Hội đồng trọng tài, thì không nghi ngờ gì nữa vai trò của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông trở thành điều trọng yếu hơn đối với Hoa Kỳ.

Đã qua 30 năm kể từ khi Việt Nam tiến hành chính sách đổi mới tiếp nhận đầu tư nước ngoài. Từ năm 2015 trở đi, Việt Nam đưa ra lệnh bãi bỏ các quy định như " Quyền sở hữu đất đai nước ngoài và loại bỏ các hạn mức đầu tư ", kéo theo đó là việc đầu tư trực tiếp của các công ty Mỹ như Intel và Procter & Gamble (P & G). Việt Nam gần đạt xấp xỉ gần 100 triệu dân, tiếp tục nằm tốp đầu tăng trưởng cao khoảng 7% của khu vực Đông Nam Á. Về mặt kinh tế, đó là một thị trường hấp dẫn. Nếu tăng cường hợp tác quân sự Việt Mỹ sẽ dẫn đến việc thúc đẩy các hoạt động kinh tế.

Chiến tranh giữa Việt Nam và Mỹ đã kết thúc 41 năm – một cuộc chiến mà cả hai bên đều sa lầy. Đội ngũ lãnh đạo mới của Việt đã bắt đầu hoạt động vào tháng 4, cả bốn vị cao nhất đều không có kinh nghiệm tòng quân. Dường như mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đã vượt qua sự xung đột trong quá khứ và bước vào một giai đoạn mới.
(Hà Nội - Atsushi Toyama)
Bài được đăng trên dân luận: https://www.danluan.org/tin-tuc/20160524/tong-thong-obama-sang-tham-viet-nam-qua-bieu-la-do-bo-lenh-cam-xuat-khau-vu-khi
Nguồn: http://www.nikkei.com/article/DGXMZO02521250Z10C16A5000000/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét