Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

SỰ KHÁC NHAU GIỮA HIẾN PHÁP VÀ LUẬT PHÁP



SỰ KHÁC NHAU GIỮA HIẾN PHÁP VÀ LUẬT PHÁP

1. Luật pháp là gì?
Như các bạn đã biết, luật pháp là những quy tắc được xây dựng để bảo vệ trật tự xã hội. Nếu không có luật pháp thì xã hội không thể được duy trì, nhà nước cũng không được hình thành. Về bản chất, con người thường có xu hướng hành động theo ý muốn của mình. Nếu trong xã hội có một số lượng dân chúng nhất định chỉ muốn làm theo ý muốn của mình như thế, thì để bảo vệ trật tự xã hội cần thiết phải xây dựng một hệ thống các quy tắc, gọi là luật pháp.
Nếu không theo hoặc vi phạm các quy tắc này, thì sẽ chịu biện pháp chế tài từ nhà nước.

Bên cạnh đó, một vai trò khác của luật pháp còn là những quy tắc được nhà nước đề ra nhằm giới hạn quyền lợi, tự do của người dân.
Ví dụ, trong bộ luật hình sự Việt Nam có tội là tội giết người (theo điều 93). Nếu bị khởi tố đối với trách nhiệm cố ý tước đoạt đi mạng sống người khác theo điều này, thì sẽ bị xét xử và khép vào tội theo hình phạt tương ứng. Mục đích của điều luật này là nhằm tước đi tự do hay quyền lợi đối với người có hành vi giết người.
Ví dụ khác, theo điều 9 luật hôn nhân gia đình Việt Nam, độ tuổi kết hôn theo luật pháp đối với nữ là từ 18 tuổi trở lên (bước sang tuổi 18). Việc thiết lập điều luật giới hạn độ tuổi như thế cũng nhằm giới hạn quyền lợi hay tự do đối với những người muốn kết hôn với nữ giới dưới 18 tuổi.

Tương tự như thế, tùy theo loại luật pháp (luật hành chính, luật hình sự, luật dân sự...), mục đích này có thể thay đổi tương ứng nhưng nhìn chung luật pháp là những quy tắc giới hạn tự do, quyền lợi của nhà nước đối với người dân.
Cộng với mục đích như đề cập ở trên là dựa vào sự tồn tại của cái gọi là luật pháp mà trật tự, an toàn của xã hội được bảo đảm một cách nhất định.

Theo luật pháp quy định, sẽ có những phần liên quan đến quyền lợi, tự do của bạn bị giới hạn nhưng ngược lại theo luật pháp quyền lợi, tự do của bạn sẽ được bảo đảm. Ý nghĩa trật tự xã hội được bảo vệ nằm ở hai chiều đó.

2. Hiến pháp là gì?
Câu chuyện tôi nói sau đây có vẻ hơi phức tạp một tí, nên trước hết các bạn hãy thử tưởng tượng một chút như sau nhé:
Theo ý chí của mình, nhà nước “bó” người dân bằng luật pháp để trật tự xã hội không bị hỗn loạn. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi của chính mình, nhà nước lại có xu hướng đặt ra những giới hạn không hợp lý cho người dân. Trong các quy định luật pháp nhằm giới hạn tự do, quyền lợi của người dân theo như đề cập ở trên, đòi hỏi phải có những lý do hợp lý và thích đáng. Việc người dân bị ràng buộc những điều luật bất hợp lý được đặt ra nhằm hướng đến lợi ích các chính trị gia, quan chức, tổ chức công ty ngà nh nào đó hoặc người nước ngoài, nước ngoài thì không thể nói là nhà nước đang thực thi quyền lực nhà nước hợp lý được. Mà là do nhà nước lạm dụng quyền lực, lấy đi sự kiểm soát của nhân dân, tước đoạt tự do quyền lợi nhân dân một cách bất hợp lý.
Do đó, để giới hạn quyền lực nhà nước như thế, tồn tại cái gọi là hiến pháp.

3. Sự khác nhau giữa hiến pháp và luật pháp
Tóm lại, luật pháp và hiến pháp hoàn toàn khác nhau về mặt tính chất.
Hiến pháp là đạo luật được xây dựng để giới hạn hành vi thuộc quyền lực nhà nước nhằm bảo đảm tự do, quyền lợi của người dân. Trong khi đó, dựa vào luật pháp, quyền lực nhà nước giới hạn tự do, quyền lợi của người dân. Do đó, để tránh việc quyền lực nhà nước bị lạm dụng, hiến pháp được xây dựng với mục đích để giới hạn quyền lực nhà nước.

Điều này thường bị nhiều người hiểu nhầm nhưng về mặt bản chất, hiến pháp không phải là quy phạm hướng đến người dân, mà là quy phạm hướng đến quyền lực nhà nước.
Đơn giản có thể hiểu là theo luật pháp thì nhà nước sẽ đưa ra mệnh lệnh đối với người dân là: “hãy bảo đảm điều này”. Nhưng ngược lại theo hiến pháp thì nhà nước là đối tượng “bị” đưa mệnh lệnh là: “hãy bảo đảm điều này”. Quyền lực giới hạn được thể hiện trong hiến pháp như thế được cho là quyền lực nằm trong tay người dân. Khái niệm này được gọi là: chủ nghĩa quốc dân.
Tất nhiên, trong hiến pháp cũng có những quy định hướng đến người dân thông qua các điều luât quy đinh nghĩa vụ công dân trong thực tế.

Tóm lại, điểm giống nhau giữa luật pháp và hiến pháp là nhằm để giới hạn cái gì đấy (mục đích). Nhưng đối tượng giới hạn thì khác nhau, tính chất cũng hoàn toàn khác nhau. Về tính pháp lý, hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, các văn bản pháp luật khác đuợc ban hành không được trái với hiến pháp.
HCM, 4/1/2012 - Ánh Hiền
------------
Chú thích:
Vai trò cơ bản của hiến pháp được thể hiện cụ thể như hình minh họa.
Bài viết đuợc dịch từ website phổ cập hiến pháp Nhật Bản theo link sau. Những phần ví dụ nguời dịch lấy ví dụ theo luật Việt Nam cho dễ hiểu, có thêm bớt một số ý cho hoàn chỉnh.:)
http://www.norio-de.com/kenpou/general-1/

13 nhận xét: