Vicki Covington
Ánh Hiền dịch
Chúng tôi chôn cất con chó của mình vào mùa hè năm 1993. Annie chào đời tại nhà chúng tôi ngày 13 tháng 12 năm 1982. Đó là quãng thời gian dài chúng tôi có cô ấy. Một cô chó nhỏ còi cọc vàng hoe trong lứa đẻ gồm lũ cún săn mồi màu vàng óng khác. Khoảng thời gian ấy chúng tôi không con cái – ngỡ là vô sinh. Tôi nghĩ phần kinh khủng nhất khi mất đi con vật mình thương yêu là cái khoảng nhớ lại những tháng ngày thấy nó hay quẩn bên. Với chúng tôi, Annie như một cái la bàn. Nó hướng dẫn chúng tôi yêu thiên nhiên, vườn tược và những thứ của trần gian này.
Tuy nhiên, có một mảnh nối trong cuộc của đời cô ấy ám ảnh tôi. Suốt mùa hè từ nhiều năm về trước – mùa động dục, Annie và mẹ nó, Ellie, phát dục cùng một lúc. Chúng khoét một cái lỗ ở ô cửa ngăn, trốn đi và tìm bạn tình hàng xóm. Chúng tôi không muốn chúng có chó con. Cuối cùng, đành nhờ một bác sĩ thú y “hiến” – lối nói trại thú vị của từ thiến. Chúng tôi bắt lấy Ellie, con mẹ, để thiến. Ellie chết trên bàn mổ. Annie thì bị sẩy thai trên sàn nhà bếp. Đó không phải là một phần vui của câu chuyện này. Nhưng tôi kể nó để nói lên điều rằng: khi đến giờ đưa Annie đi ngủ, bỗng dưng tôi sựng người lại. Dường như sự can thiệp của tôi vào cái gọi là trật tự tự nhiên trong quá khứ vẫn chưa được minh chứng là một hành động khôn ngoan. “Trợ tử”, tôi thường tự hỏi có sai không? Nếu đối với con người nó sai, thì đối với chó nó cũng sai. Hoặc ngược lại. Nếu nó đúng đối với chó, thì chắc hẳn nó cũng đúng đối với con người.
Nhiều người vẫn thường nói với tôi là, đúng hay sai bạn sẽ hiểu khi đến lúc. Nhưng chưa bao giờ tôi hiểu được. Thế rồi Annie bị ung thư. Khối u xương ở bàn chân gây ra sự sưng tấy oái oăm. Chúng tôi phải băng bó cho nó nhiều lần trong một ngày. Nó bắt đầu ho. Có những ngày nó không bao giờ có thể dậy ăn sáng được. Sự nhức nhối của nó là hiển nhiên. Sau đó thì bị hoại tử. Nhưng, tôi vẫn chưa thể có được dấu hiệu chắc chắn mà mọi người nói đến. Một ngày, chúng tôi bèn lấy cái cuốc chim, xẻng, và đi đến khoảng sân nhiều bóng râm tách biệt mà bọn trẻ thường gọi là Câu lạc bộ thiên nhiên và bắt đầu đào. Chúng tôi làm điều này ngay cả truớc khi gọi cho ông bác sĩ thú y đến. Đó là một việc nặng nhọc. Chúng tôi va phải đất sét, rễ cây, cỏ, đá. Đất sẽ nhuốm màu thắm đỏ mỗi khi bạn đi sâu vào nó. Chúng tôi khóc, đổ mổ hôi và vật lộn với việc bị muỗi đốt. Đó quả là công việc khó khăn. Là dân thành thị - chúng tôi, dù sao cũng không còn quen làm. Tôi tựa vào thân cây để khóc. Kiểu khóc mà lâu lắm rồi chúng tôi không còn quen thuộc.
Chúng tôi gọi đến văn phòng của bác sĩ thú ý và nói, đã đến lúc. Chúng tôi đã nói chuyện với ông ta trước đó – Mile, một người đàn ông ngọt ngào tóc vàng hoe khiến tôi gợi nhớ đến một con chó săn vàng óng. Chúng tôi đã bàn với nhau về khoảnh khắc này. Ông ấy cũng bảo là nhất định ông ấy sẽ đến và bảo chúng tôi đặt Annie xuống sàn nhà bếp. Khi chúng tôi gọi, ông ấy đã ở đó. Chúng tôi bảo chúng tôi đang đào mộ và ông đến. Ông ta giúp chúng tôi đào đến khi hố thật sâu. Sau đó, chúng tôi vào trong nhà.
Annie đang nằm trên tấm vãi trong nhà bếp. Cả ba chúng tôi tiến đến nó. Khi chúng tôi bảo, Mike tiêm cho nó một mũi và nó chết. Có lẽ mất 10 giây. Tôi rời phòng. Ném mình vào giường. Cảm giác mình như là một kẻ sát nhân, cảm thấy có một vài tiếng bị nghẹt kì lạ thốt ra từ miệng tôi. Mike mang cô ấy đến ngôi mộ. Chúng tôi để Susie, con chó cái khác của chúng tôi, tiễn biệt Annie. Nó khụt khịt, ngay sau đó quay đầu sang một bên – cách con người thường làm đi khi họ nghe tin xấu. Chúng tôi đứng ở đó, trong khoảng sân ở ngoại ô bên cạnh một lùm cây – Dennis, Mike, tôi, đứng tuổi và nhìn chằm chằm vào con chó mà cuộc đời của nó vừa bị chúng tôi lấy mất. Chúng tôi nói với ông ta, “bọn trẻ sắp về nhà”. “Chúng tôi sẽ đợi đến khi chúng về để chôn cất nó”. Tôi đứng canh Annie như một người lính, có một gì đây nguyên sơ và khắc kỉ hiện hữu trong tôi như thể một ai đó sẽ đến để lấy thi thể nó đi.
Khi bọn trẻ về nhà, chúng tôi kể với chúng những gì đã xảy ra. Chúng chạy quanh trong điên cuồng, loan báo tin, đôi mắt hoang dại. Tôi hiểu cảm giác ấy. Khi tôi nghe bà mất, như thế ai đó chính cho tôi một liều kích thích a-đrê-na-lin. Chúng tôi tổ chức đám tang với những đứa trẻ hàng xóm. Một vài đứa thì muốn vuốt ve người Annie. Chúng tôi đặt nó vào ngôi mộ. Tôi đọc chương 3 trong sách Truyền Đạo - Ecclesiastes, nhưng chỉ xướng được một hai câu: một thời để sinh, một thời để chết. Bỗng trời mưa to, sấm sét. Buổi lễ kết thúc.
Vậy, tất cả điều này là gì? Con vật yêu thương bạn chết. Bạn chôn cất nó.
Tôi nhận ra rằng mỗi người trong chúng ta đều thiết tha mong muốn một cái chết tôn nghiêm. Trợ tử, nhìn từ bên ngoài, sẽ đem lại điều đó. Nhưng tôi sẽ không bao giờ biết chắc liệu tôi đã đúng khi đẩy nhanh tốc độ cái chết của Annie. Ý chí sống còn là một điều không được can thiệp. Trợ tử là một sự can thiệp. Và đây là con chó đang ngước lên nhìn những gì đang bạn nói bằng đôi mắt của nó, tôi đã tin tưởng bạn trong suốt cuộc đời tôi và tôi đang còn ở đây tin tưởng bạn. Tôi không thích nói về cái kiểu trách nhiệm ấy. Tôi sẽ nói những gì tôi thích. Tôi thích một ông bác sĩ thú y đến thăm từng nhà. Tôi thích những ngôn từ êm dịu, dịch vụ giúp bệnh nhân chết bằng an, sự tôn nghiêm. Tôi thích đào mộ. Tôi thích điều Pearl Buck gọi là “sự đồng cảm hoàn hảo của một vận động” sẽ xuất hiện “khi một người đàn ông và một người đàn bà biết phối hợp nhịp nhàng trong việc khám phá trái đất màu mỡ để tạo hoa màu hoặc chôn người chết”. Tôi thích đứng canh bảo vệ cho một thân thể. Tôi thích những nghĩa địa. Tôi thích cái cách người ta khóc khi hồi tưởng kỷ niệm về con vật mình yêu mình, cái cách họ vật lộn giữa đúng và sai. Tôi thích biết bao cái điều họ sẽ nói. “tôi thật sự không biết liệu đó có phải là điều cao quý để làm hay không”. Tôi thích cái ánh mắt họ nhìn khi họ nói điều đó. Thích vì nó mà chúng ta không thể yên nghỉ, cái không chỉ là vấn đề chính trị mà còn gọi là xung đột văn hóa; chúng là những cuộc tranh đấu có giá trị của con người. Tôi thích tình hàng xóm. Thích cái cách bọn trẻ nắm tay nhau khi chúng tề tựu nguyện cầu bên nấm mồ con vật mình yêu thương. Thích cái cách chúng tự nhận biết hành động mà không cần ai đó bảo chúng phải làm gì. Tôi thích những dấu hiệu, như thế này, những điều diệu kì. Thích cái của chất cảm giác. Tôi thích, thích cái cách chúng ta buộc phải quỳ xuống khi muốn nựng con chó con thân yêu của mình.
Sài Gòn 19/3/2013 Ánh Hiền dịch trích trong Tập tiểu luận: “Woman in a man's world, crying” của Vicki Covington,
Nguồn: http://libgen.info/view.php?id=495650
Bài được đăng trên tuần báo văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh
http://www.phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=17715
Tuy nhiên, có một mảnh nối trong cuộc của đời cô ấy ám ảnh tôi. Suốt mùa hè từ nhiều năm về trước – mùa động dục, Annie và mẹ nó, Ellie, phát dục cùng một lúc. Chúng khoét một cái lỗ ở ô cửa ngăn, trốn đi và tìm bạn tình hàng xóm. Chúng tôi không muốn chúng có chó con. Cuối cùng, đành nhờ một bác sĩ thú y “hiến” – lối nói trại thú vị của từ thiến. Chúng tôi bắt lấy Ellie, con mẹ, để thiến. Ellie chết trên bàn mổ. Annie thì bị sẩy thai trên sàn nhà bếp. Đó không phải là một phần vui của câu chuyện này. Nhưng tôi kể nó để nói lên điều rằng: khi đến giờ đưa Annie đi ngủ, bỗng dưng tôi sựng người lại. Dường như sự can thiệp của tôi vào cái gọi là trật tự tự nhiên trong quá khứ vẫn chưa được minh chứng là một hành động khôn ngoan. “Trợ tử”, tôi thường tự hỏi có sai không? Nếu đối với con người nó sai, thì đối với chó nó cũng sai. Hoặc ngược lại. Nếu nó đúng đối với chó, thì chắc hẳn nó cũng đúng đối với con người.
Nhiều người vẫn thường nói với tôi là, đúng hay sai bạn sẽ hiểu khi đến lúc. Nhưng chưa bao giờ tôi hiểu được. Thế rồi Annie bị ung thư. Khối u xương ở bàn chân gây ra sự sưng tấy oái oăm. Chúng tôi phải băng bó cho nó nhiều lần trong một ngày. Nó bắt đầu ho. Có những ngày nó không bao giờ có thể dậy ăn sáng được. Sự nhức nhối của nó là hiển nhiên. Sau đó thì bị hoại tử. Nhưng, tôi vẫn chưa thể có được dấu hiệu chắc chắn mà mọi người nói đến. Một ngày, chúng tôi bèn lấy cái cuốc chim, xẻng, và đi đến khoảng sân nhiều bóng râm tách biệt mà bọn trẻ thường gọi là Câu lạc bộ thiên nhiên và bắt đầu đào. Chúng tôi làm điều này ngay cả truớc khi gọi cho ông bác sĩ thú y đến. Đó là một việc nặng nhọc. Chúng tôi va phải đất sét, rễ cây, cỏ, đá. Đất sẽ nhuốm màu thắm đỏ mỗi khi bạn đi sâu vào nó. Chúng tôi khóc, đổ mổ hôi và vật lộn với việc bị muỗi đốt. Đó quả là công việc khó khăn. Là dân thành thị - chúng tôi, dù sao cũng không còn quen làm. Tôi tựa vào thân cây để khóc. Kiểu khóc mà lâu lắm rồi chúng tôi không còn quen thuộc.
Chúng tôi gọi đến văn phòng của bác sĩ thú ý và nói, đã đến lúc. Chúng tôi đã nói chuyện với ông ta trước đó – Mile, một người đàn ông ngọt ngào tóc vàng hoe khiến tôi gợi nhớ đến một con chó săn vàng óng. Chúng tôi đã bàn với nhau về khoảnh khắc này. Ông ấy cũng bảo là nhất định ông ấy sẽ đến và bảo chúng tôi đặt Annie xuống sàn nhà bếp. Khi chúng tôi gọi, ông ấy đã ở đó. Chúng tôi bảo chúng tôi đang đào mộ và ông đến. Ông ta giúp chúng tôi đào đến khi hố thật sâu. Sau đó, chúng tôi vào trong nhà.
Annie đang nằm trên tấm vãi trong nhà bếp. Cả ba chúng tôi tiến đến nó. Khi chúng tôi bảo, Mike tiêm cho nó một mũi và nó chết. Có lẽ mất 10 giây. Tôi rời phòng. Ném mình vào giường. Cảm giác mình như là một kẻ sát nhân, cảm thấy có một vài tiếng bị nghẹt kì lạ thốt ra từ miệng tôi. Mike mang cô ấy đến ngôi mộ. Chúng tôi để Susie, con chó cái khác của chúng tôi, tiễn biệt Annie. Nó khụt khịt, ngay sau đó quay đầu sang một bên – cách con người thường làm đi khi họ nghe tin xấu. Chúng tôi đứng ở đó, trong khoảng sân ở ngoại ô bên cạnh một lùm cây – Dennis, Mike, tôi, đứng tuổi và nhìn chằm chằm vào con chó mà cuộc đời của nó vừa bị chúng tôi lấy mất. Chúng tôi nói với ông ta, “bọn trẻ sắp về nhà”. “Chúng tôi sẽ đợi đến khi chúng về để chôn cất nó”. Tôi đứng canh Annie như một người lính, có một gì đây nguyên sơ và khắc kỉ hiện hữu trong tôi như thể một ai đó sẽ đến để lấy thi thể nó đi.
Khi bọn trẻ về nhà, chúng tôi kể với chúng những gì đã xảy ra. Chúng chạy quanh trong điên cuồng, loan báo tin, đôi mắt hoang dại. Tôi hiểu cảm giác ấy. Khi tôi nghe bà mất, như thế ai đó chính cho tôi một liều kích thích a-đrê-na-lin. Chúng tôi tổ chức đám tang với những đứa trẻ hàng xóm. Một vài đứa thì muốn vuốt ve người Annie. Chúng tôi đặt nó vào ngôi mộ. Tôi đọc chương 3 trong sách Truyền Đạo - Ecclesiastes, nhưng chỉ xướng được một hai câu: một thời để sinh, một thời để chết. Bỗng trời mưa to, sấm sét. Buổi lễ kết thúc.
Vậy, tất cả điều này là gì? Con vật yêu thương bạn chết. Bạn chôn cất nó.
Tôi nhận ra rằng mỗi người trong chúng ta đều thiết tha mong muốn một cái chết tôn nghiêm. Trợ tử, nhìn từ bên ngoài, sẽ đem lại điều đó. Nhưng tôi sẽ không bao giờ biết chắc liệu tôi đã đúng khi đẩy nhanh tốc độ cái chết của Annie. Ý chí sống còn là một điều không được can thiệp. Trợ tử là một sự can thiệp. Và đây là con chó đang ngước lên nhìn những gì đang bạn nói bằng đôi mắt của nó, tôi đã tin tưởng bạn trong suốt cuộc đời tôi và tôi đang còn ở đây tin tưởng bạn. Tôi không thích nói về cái kiểu trách nhiệm ấy. Tôi sẽ nói những gì tôi thích. Tôi thích một ông bác sĩ thú y đến thăm từng nhà. Tôi thích những ngôn từ êm dịu, dịch vụ giúp bệnh nhân chết bằng an, sự tôn nghiêm. Tôi thích đào mộ. Tôi thích điều Pearl Buck gọi là “sự đồng cảm hoàn hảo của một vận động” sẽ xuất hiện “khi một người đàn ông và một người đàn bà biết phối hợp nhịp nhàng trong việc khám phá trái đất màu mỡ để tạo hoa màu hoặc chôn người chết”. Tôi thích đứng canh bảo vệ cho một thân thể. Tôi thích những nghĩa địa. Tôi thích cái cách người ta khóc khi hồi tưởng kỷ niệm về con vật mình yêu mình, cái cách họ vật lộn giữa đúng và sai. Tôi thích biết bao cái điều họ sẽ nói. “tôi thật sự không biết liệu đó có phải là điều cao quý để làm hay không”. Tôi thích cái ánh mắt họ nhìn khi họ nói điều đó. Thích vì nó mà chúng ta không thể yên nghỉ, cái không chỉ là vấn đề chính trị mà còn gọi là xung đột văn hóa; chúng là những cuộc tranh đấu có giá trị của con người. Tôi thích tình hàng xóm. Thích cái cách bọn trẻ nắm tay nhau khi chúng tề tựu nguyện cầu bên nấm mồ con vật mình yêu thương. Thích cái cách chúng tự nhận biết hành động mà không cần ai đó bảo chúng phải làm gì. Tôi thích những dấu hiệu, như thế này, những điều diệu kì. Thích cái của chất cảm giác. Tôi thích, thích cái cách chúng ta buộc phải quỳ xuống khi muốn nựng con chó con thân yêu của mình.
Sài Gòn 19/3/2013 Ánh Hiền dịch trích trong Tập tiểu luận: “Woman in a man's world, crying” của Vicki Covington,
Nguồn: http://libgen.info/view.php?id=495650
Bài được đăng trên tuần báo văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh
http://www.phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=17715
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét