Gillian Tette — Theo tạp chí Financial Times, Ánh Hiền dịch
Ảnh: © Shonagh Rae
Năm 1907, chính phủ Mỹ tiến hành thành lập Uỷ ban di dân Hoa Kì để điều tra nguyên nhân và ảnh hưởng của việc nhập cư từ Đông Âu và Nam Âu. Một số chính trị gia đã gọi những người nhập cư này (đa số là dân theo đạo Do Thái và đạo Công Giáo) là “đe doạ nước Mỹ” (từ thường được nhắc tới trong thời gian gần đây). Ủy ban đã tiến hành điều tra trên nhiều phương diện, chẳng hạn như về việc họ đến bằng tàu nào hay đã từng làm công việc gì.
Trong đó, đã uỷ thác Franz Boas, một giáo sư nhân chủng học gốc người Do Thái Đức, ít người biết đến tại Đại học Columbia, điều tra các đặc điểm thể chất của những người nhập cư sống ở New York. Vào thời điểm đó, với giả định nền văn minh phương Tây vốn dĩ vượt trội hơn cả, hầu hết các học giả phương Tây đều cho rằng, con người nên được phân loại thành những “chủng tộc” khác nhau dựa theo các đặc trưng được kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Quan niệm này về sau đã được sử dụng để biện minh cho mọi định kiến tệ hại; cụ thể là sự xếp hạng chủng tộc và những khía cạnh liên quan của thuyết ưu sinh học, đã được thiết lập sâu sắc trong tư tưởng học thuật của Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ 20, thậm chí Adolf Hitler còn viện dẫn điều này trong việc thúc đẩy chủ nghĩa phát xít.
Thế nhưng, giáo sư Boas lại có một quan điểm khác. Trước khi đến Mỹ, ông đã dành thời gian nghiên cứu về cuộc sống của tộc người Inuits trên đảo Baffin. Ông nhận ra rằng những quan niệm quanh quanh vấn đề liên quan đến chủng tộc chỉ là những kiến tạo về mặt xã hội.
“Tôi thường tự hỏi xã hội tốt đẹp của chúng ta có những lợi thế gì so với những kẻ “man di”. Càng nhìn thấy phong tục của họ, tôi càng nhận ra rằng chúng ta không có quyền coi thường họ”, ông viết.
Sau khi tiếp nhận công việc uỷ thác của Uỷ ban, cùng với các nhà nghiên cứu khác, ông đã đi khắp New York, đo màu mắt, độ lớn của các thành phần của cơ thể cho gần 18.000 người nhập cư đối tượng. Kết quả cho thấy rằng, dù sinh trưởng trong gia đình nhập cư, nhưng nếu ăn cùng một loại thức ăn và sống cùng một nơi giống với người Mỹ, cơ thể của họ sẽ trở nên giống với người Mỹ hơn là người dân đang sống ở mẫu quốc của ba mẹ họ.
Tóm lại, chức năng sinh lí không bị chi phối bởi yếu tố chủng tộc mà bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường sinh trưởng. Rõ ràng, việc xếp hạng các chủng tộc là giống loài vượt trội hay thấp kém là không có cơ sở khoa học; việc phân loại chỉ phản ánh định kiến của phương Tây.
“Do đó, chúng tôi nhận ra rằng mọi sự phân loại về con người it nhiều đều là giả tạo”, Boas kết luận. Kết luận của Boas đã tạo nên một cơn bão chỉ trích từ các chính trị gia; thậm chí tiền viện trợ dự án của ông sau đó cũng bị tước bỏ rất nhiều. Dẫu thế, bản báo cáo của Boas, Sự thay đổi cấu trúc cơ thể hậu duệ của người nhập cư, dần dần được giới nhân học chú ý đến, gợi cảm hứng cho các thế hệ nhà nhân học mới, như Margaret Mead và Ruth Benedict. Khi xem xét lại công trình của Boas vào năm 2003 trong một bài báo mới đây, nhóm ba nhà nhân chủng học đã viết rằng: “Hơn bất cứ công trình nghiên cứu nào, đây là một nghiên cứu…góp phần vào việc chống lại sự phân biệt chủng tộc trong khoa học của thế kỷ 20.
Ngày nay, ngoại trừ giới nhân học, rất ít nhà nghiên cứu biết đến Boas. Nhắc đến Boas, nhiều người chỉ biết nhiều đến ông khi giáo sư Charles Kinh tường thuật lại câu chuyện bị chỉ trích dữ dỗi của của Boas và cùng một số nhà tư tưởng khác được cho là “phản trắc”như Mead và Benedict trong tác phẩm “Gods of the Upper Air”. Tác phẩm được cho đã tạo ra phương thức cực kì hữu hiệu nhằm vạch ra những bóng ma xấu xí của nạn phân biệt chủng tộc đang xuất hiện trở lại trên chính trường Mỹ.
3 quan niệm liên quan về chủng tộc
Trong cuốn sách của mình, Gods of the Upper Air, Giáo sư Charles Kinh đưa ra 3 làn sóng tư tưởng về chủng tộc của phương Tây. Trước thế kỷ 19, các học giả cho rằng, như giống loài được phân loại theo yếu tố sinh lí học khác, mỗi chủng tộc khác nhau đều có những đặc trưng riêng biệt và được duy trì vĩnh viễn. Khi Charles Darwin đưa ra thuyết tiến hóa vào giữa thế kỉ 19, một quan niệm thứ 2 về con người xuất hiện: con người có mối quan hệ mắc xích lẫn nhau, nhưng sự tiến hoá của mỗi xã hội thì khác nhau; do đó xã hội được xếp hạng tuỳ thuộc vào yếu tố “nguyên thuỷ” của xã hội đó được phát triển như thế nào.
Boaz, Mead, Benedict và các nhà khoa học khác ban đầu rất đồng ý với quan điểm tiến hoá này, họ đi đến những nơi như Quần đảo Samoa ở ở nam Thái Bình Dương và vùng Bắc cực để nghiên cứu về sự tiến hoá của dân “nguyên thuỷ” tại các nơi này. Tuy nhiên, trong khi quan sát trực tiếp các nền văn hóa khác nhau, họ nhận ra rằng việc dán nhãn nền văn hoá khác nào đó là “nguyên thuỷ” là hoàn toàn sai lầm.
Các nền văn hóa khác nhau của con người cần được đánh giá và nghiên cứu riêng biệt như là một phần của phạm vi rộng của các mục tiêu và động lực tiềm năng của nhân loại, Benedict viết. Benedict mô tả cách tiếp cận thứ 3 này là “sự công nhận của thuyết tương đối văn hóa”, cho dù văn hoá có khác nhau thế nào, tất cả đều chính đáng và cần được tôn trọng.
Cách suy nghĩ thứ 3 này gần như bị lãng quên trong Thế chiến II, khi chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa bài ngoại chiếm ưu thế. Chỉ sau khi chiến tranh kết thúc, quan niệm này mới được ghi nhận và đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền tảng cho các quyền cơ bản của con người.
Nhưng sự thật này cũng rất mong manh. Có thể thấy rõ điều này khi xem xét các ngôn từ phân biệt chủng tộc và các tweets mà các chính trị gia Mỹ đang tạo ra dạo gần đây. Bây giờ, hơn bao giờ hết, chúng ta cần nhận ra cái tầm nhìn mà Boas và những nhà nghiên cứu khác đã phát triển về nhân loại. Lí giải tri kiến đó là bước đầu tiên tiến đến đến việc bảo vệ nó như thế nào.
https://www.ft.com/content/9d722c24-b8a6-11e9-8a88-aa6628ac896c
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét