Theo Nikkei, ngày 9 tháng 7, Ánh Hiền lược dịch
Mặc dù là quốc gia có dân số đến 96 triệu người, nhưng chỉ có 355 người bị nhiễm virút corona chủng mới (tính đến cuối tháng 6) và số người tử vong là 0. Do đó, Việt Nam đang thu hút rất nhiều chú ý trên khắp thế giới về các biện pháp phòng chống dịch. Khi tìm hiểu lí do cho thành tích đó, một trong những nguyên nhân tôi nhận thấy là do việc ứng dụng kỹ thuật số một cách khéo léo của Việt Nam. Ngành công nghiệp CNTT (công nghệ thông tin) của Việt Nam đã trưởng thành qua việc đảm nhận phát triển hệ thống cho các công ty Nhật Bản. Có vẻ như là Nhật Bản nên học hỏi nhiều điều từ “người học trò” này.
Tỷ lệ bị lây nhiễm của bạn lên mức mức tối đa là 24%. — Đó là nội dung thông báo được hiển thị trên app mà người Việt đang sử dụng trên điện thoại thông minh. Ứng dụng này dự báo về nguy cơ nhiễm virút corona chủng mới. Nếu nhập ID của SNS (trang sẽ tiến hành tương tác) để nhận dạng cá nhân và nhập các thông tin về địa điểm đã đi lại hoặc khi di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng thì có thể được đánh giá về nguy cơ lây nhiễm. Nó rất dễ sử dụng và được nhiều người Việt sử dụng.
Người Việt Nam sử dụng các ứng dụng để biết được nguy cơ lây nhiễm virút corona chủng mới
Tại Việt Nam, nguy cơ lây nhiễm được phân chia thành 6 cấp độ từ “F0” (mức cao nhất)cho đến “F5” (mức thấp nhất) và chúng được xử lý rất chi tiết. Nếu người bị lây nhiễm được xác định là “F0” thì sẽ được cách ly nơi khác, chẳng hạn như là ở trong bệnh viện. Những người đã tiếp xúc nhiều người ở mức “F0” sẽ được chỉ định là “F1” và bị cô lập trong một khu vực được chỉ định. Ngoài ra, người đã tiếp xúc với người “F1” được gọi là “F2” và bị cô lập tại nhà. Tương tự như thế, tuỳ theo mức độ tiếp xúc sẽ được xác định đến mức độ “F5”, mỗi mức độ sẽ có các biện pháp đối phó riêng biệt. Khi biết được ai đó bị nhiễm bệnh, sẽ tiến hành theo dõi những người có khả năng tiếp xúc với người đó và tính toán rủi ro cho người tương ứng. Ứng dụng này sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để xử lý dữ liệu. Do nhiều người sử dụng ứng dụng nên độ chính xác tăng cao và dễ tiến hành các biện pháp xử lí. Có thể nói rằng đó là cơ chế mà mọi người dân có thể được hưởng lợi từ công nghệ kỹ thuật số và sử dụng dữ liệu.
■ Ứng dụng này được phát triển trong 1 tuần và bắt đầu sử dụng vào tháng Tư
Tận dụng công nghệ kỹ thuật số là một cách để để phổ biến thông tin nhằm loại bỏ những bất an và sự hỗn loạn. Ví dụ, có một hệ thống phản hồi tự động gọi là chatbot. Khi mọi người đặt câu hỏi liên quan đến corona virus chủng mới, nếu là câu hỏi đơn giản thì sẽ được phản hồi tự động. Việc tiết lộ những rủi ro cho người dân như thế là cách thức để thúc đẩy nhận thức và các biện pháp đối phó cho từng người.
Việt Nam cũng thực hiện các biện pháp triệt để chống lại corona virus chủng mới, chẳng hạn như bắt buộc người dân phải trở về từ nước ngoài khai báo hoặc tiến hành cách ly khu vực nơi xuất hiện người bị nhiễm bệnh. Mọi người có xu hướng chú ý đến các biện pháp nghiêm ngặt, nhưng để làm được điều đó đằng sau đó là việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số.
Việc phát triển app kỹ thuật số thì chính phủ Việt Nam đã yêu cầu các công ty CNTT phát triển thông qua các bộ và cơ quan liên quan. “Nó đã được hoàn thành trong một tuần.” Lãnh đạo tập đoàn công ty CNTT lớn nhất của Việt Nam, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình, cho biết. Nhờ vào việc phát triển nhanh chóng như vậy mà người dân Việt Nam có thể bắt đầu sử dụng ứng dụng phán đoán nguy cơ lây nhiễm vào khoảng ngày 20 tháng 4.
Trương Gia Bình, chủ tịch của tập đoàn CNTT lớn nhất Việt Nam
FPT cũng đã phát triển một hệ thống có thể xác định được rủi ro lây nhiễm của nhân viên bằng cách áp dụng hệ thống xác định rủi ro lây nhiễm của cá nhân. “Có thể đưa ra quyết định chi tiết về chính sách phòng chống như để nhân viên ở nhà chờ đợi thông báo” (Chủ tịch Bình cho biết); các công ty lớn cũng đánh giá rất tốt hệ thống này.
FPT là một công ty CNTT nổi tiếng tại Nhật Bản. Là công ty rất thành công với mô hình “phát triển offshore” khi tiến hành phát triển hệ thống với chi phí thấp cho các công ty lớn của Nhật Bản như Tập đoàn Hitachi và Recruit, và trưởng thành là tập đoàn CNTT lớn nhất của Việt Nam. Doanh thu thuần liên kết năm 2014 là 27.717 tỷ Đồng (khoảng 128,0 tỷ Yên), tăng trưởng 19,4% so với năm trước.
Dù phát triển rất triển vọng nhưng FPT cũng bị ảnh hưởng bởi virút corona chủng mới. Một phần của công việc phát triển hệ thống được ủy thác từ các công ty Nhật Bản đã bị đình chỉ. Các cơ sở phát triển ở ngoại ô Hà Nội, Đà Nẵng buộc nhân viên chỉ có mặt ở công ty nửa thời gian so với bình thường để tránh việc lây nhiễm do tiếp xúc gần ở 3 mức độ.
FPT cũng thiết lập cơ chế với các biện pháp bảo mật thông tin để nhân viên làm việc tại nhà, đối với nhân viên đến công ty làm việc phải đeo khẩu trang hoặc che chắn mặt để ngăn chặn sự lây lan khi nước bọt bị phát tán hắt xì hơi hoặc nói chuyện. Nhân viên đến công ty làm việc đều phải có nghĩa vụ đo nhiệt độ trước khi vào văn phòng.
■ Nhật Bản nên học gì từ “người học trò” của mình?
Việt Nam sử dụng công nghệ kỹ thuật số để đối đầu với virút corona chủng mới. Nhật Bản thì sao? Vào ngày 19 tháng 6, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã phát hành ứng dụng “COCOA”, app thông báo khả năng tiếp xúc nhiều với người nhiễm bệnh, gần một tháng kể từ khi tuyên bố khẩn cấp được dỡ bỏ hoàn toàn, muộn hơn khoảng 2 tháng so với Việt Nam. Về việc truyền thông tin liên quan đến corona virus chủng mới, thì app bị phát hiện một số lỗi ở phần hiển thị tổng số người nhiễm bệnh trong thời gian đỉnh điểm tuyên bố tình trạng khẩn cấp.
Việc thanh toán số tiền trợ cấp đặc biệt (100.000 yên cho người dân) thì bị trì hoãn do hệ thống còn bất cập và việc xử lí giấy tờ bị hỗn loạn. Đối với việc hỗ trợ tiền mặt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị ảnh hưởng bởi corona virus chủng mới, cách thức uỷ thác nghiệp vụ này đã bộc lộ vấn đề. Rõ ràng có sự khác biệt về vận dụng khéo léo và tốc độ sử dụng kỹ thuật số ở Nhật Bản và Việt Nam xoay quanh các biện pháp đối phó với virút corona chủng mới. Chủ tịch Bình, người sáng lập của FPT, vẫn luôn xưng các công ty Nhật Bản là những người thầy và bày tỏ lòng biết ơn của mình. Tôi nghĩ có rất nhiều điều mà các công ty Nhật Bản có thể học hỏi từ sự nỗ lực đấu tranh của “người học trò” của mình.
(Naotaka Owada, Nhà nghiên cứu cao cấp, Phòng thí nghiệm CNTT đổi mới, Viện nghiên cứu Nikkei BP)
(Có lược dịch bỏ bớt một đoạn vì thấy đoạn đó PR FPT quá :)))
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét