Tại sao nói cà phê lon là một nét văn hóa độc đáo của Nhật Bản?
https://www.photo-ac.com/main/detail/2374760?title=%E8%87%AA%E5%8B%95%E8%B2%A9%E5%A3%B2%E6%A9%9F%E3%80%80%E9%A3%B2%E3%81%BF%E7%89%A9%E3%82%92%E8%B2%B7%E3%81%86%E5%A5%B3%E6%80%A7&searchId=176682176
Nhắc đến cà phê, chúng ta thường nghĩ ngay tới những thương hiệu nổi tiếng như cà phê Thổ Nhĩ Kỳ, cà phê au lait của Pháp, hay cà phê Espresso. Còn gì thích thú hơn khi vừa nhâm nhi một tách cà phê vừa trò chuyện với bạn bè. Với các quốc gia ngoại trừ Nhật Bản, cà phê là một văn hoá “ngồi và uống". Nhật Bản thì trái lại. Văn hoá cà phê đậm nét của Nhật Bản là cà phê lon, thức uống có thể mua dễ dàng tại một máy bán hàng tự động chỉ với khoảng 120 Yên.
Lịch sử phát triển cà phê ở Nhật
Cà phê du nhập vào Nhật Bản vào giữa thời kỳ Edo, do một người Hà Lan mang đến từ Nagasaki. Tuy nhiên, đối với người Nhật lúc bấy giờ, mùi thơm và vị của cà phê không khác gì một thứ “đồ uống có mùi khét”. Vì vậy, cà phê vào thời điểm đó vẫn chưa được chấp nhận.
Bước sang thời Minh Trị, thời đại mà văn hoá phương Tây ảnh hưởng sâu rộng, lần đầu tiên vào năm 1888, một quán cà phê đầu tiên ở Nhật Bản được mở tại Tokyo với tên gọi “可否茶館 (Khả phủ trà quán). Chủ sở hữu của Khả phủ trà quán là một người từng du học ở Hoa Kỳ và muốn biến nơi đây thành nơi dừng chân cho các văn nghệ sĩ tụ tập. Tuy nhiên, ý tưởng của ông không phù hợp với thời đại và Khả phủ trà quán đã đóng cửa sau 4 sau đó. Vào cuối thời Minh Trị, văn hóa quán cà phê ở Nhật bắt đầu được khởi sắt với sự ra đời của các quán cà phê như Cafe Paulista và Cafe Printemps ở khu vực Ginza, thu hút nhiều người văn nghệ sĩ.
Trong giai đoạn chiến tranh, do cà phê bị áp dụng thuế nhập khẩu rất cao, cà phê trở thành thức uống xa xỉ. Cụ thể, cà phê bị hạn chế nhập khẩu theo Đạo luật Huy động vốn Quốc gia ban hành năm 1938. Năm 1944, cà phê thì hoàn toàn bị đình chỉ nhập khẩu, dẫn tới văn hóa cà phê Nhật Bản bị gián đoạn một thời gian dài.
Mãi cho đến năm 1950, cà phê mới được nhập khẩu trở lại. Trong thời kỳ này, các công ty như UCC và Key Coffee bước vào ngành cà phê, và số lượng các cửa hàng cà phê đã tăng lên. Vào năm 1965, Yoshitake Miura, một chính trị gia người Nhật, đồng thời là chủ quán cà phê đã phát minh ra cà phê đóng hộp, và văn hóa cà phê Nhật Bản đồng loạt nở rộ từ đó.
Văn hoá cà phê lon của Nhật
Đối với người Nhật, cà phê không phải là “thức uống để thư giãn”. Nói tóm lại, cà phê được định vị giống như một thức uống dinh dưỡng để có thể làm việc trong một thời gian dài, với rất hương vị, chủng loại khác nhau ngay cả khi nó cùng một nhãn hiệu. Thậm chí, người ta ước tính rằng, hầu như mỗi tuần, đều có sản phẩm mới được các nhà sản xuất cà phê tung ra thị trường.
Vào những năm 1990, Nhật Bản trải qua thời kì suy thoái kinh tế bong bóng, khiến nhiều quán cà phê phải đóng cửa vì nhiều chủ doanh nghiệp không thể trả nổi chi phí thuê đất, và chi phí hạt cà phê nhập khẩu tăng do đồng Yên mất giá. Cửa hàng cà phê đầu tiên của "Starbucks" được mở tại Ginza vào năm 1996, được cho là có ảnh hưởng lớn đến ngành cà phê Nhật Bản sau này.
Tuy nhiên, việc thưởng thức chậm rãi một li cà phê ở một tiệm Starbucks đòi hỏi mất khá nhiều thời gian. Trong khi đó, Nhật Bản là một quốc gia có đời sống bận rộn, đặc biệt vào hậu thời kì bong bóng. Để cà phê lon được phát triển mạnh mẽ, sâu rộng vào dân chúng, phải kể đến sự kiện "Seven Cafe" của Seven Eleven bắt đầu hoạt động vào năm 2013 với một máy pha cà phê được đặt bên cạnh quầy thu ngân để có thể bán cafe cho người dùng với chi phí thấp. Với hiệu ứng tốt mà Seven Cafe mang lại, các cửa hàng tiện lợi khác như Lawson và Family Mart cũng tham gia vào ngành cà phê.
Các cửa hàng tiện lợi ở Nhật Bản là nơi được người nước ngoài và người Nhật sống ở nước ngoài để mắt tới. Tại các cửa hàng tiện lợi của Nhật Bản, hàng chục loại trà, hàng chục loại bánh kẹo, và kem được xếp một cách chỉn chu. Và thú vị nhất là cà phê lon. Khác với những nơi khác trên toàn thế giới, một trong điều thích thú khi mua sắm ở cửa hàng tiện lợi hay trước máy bán hàng tự động, bạn có thể choáng ngợp với sự đa dạng về chủng loại của nó. Đó là một trong những nét văn hoá độc đáo của Nhật Bản bạn có thể cảm nhận được khi so sánh với các nền văn hoá khác.
Nguồn: https://www.gbni.co.jp/recipe/tai-sao-noi-ca-phe-lon-la-mot-net-van-hoa-doc-dao-cua-nhat-ban/
Ánh Hiền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét