Theo kết quả khảo sát của Công ty Teikoku Databank công bố vào ngày 15 tháng 9, tại Nhật đại dịch Corona chủng mới "có tác động tích cực" cao nhất đối với các nhà bán lẻ sản phẩm như siêu thị với tỉ lệ gần 40%. Trong đó, có đến 3/4 công ty kinh doanh bán lẻ có áp dụng các biện pháp kỹ thuật số. Ngược lại, sự lây lan của bệnh dịch Corona chủng mới lại khiến nhiều ngành khác rơi vào đình trệ và phá sản. Thất nghiệp, bị sa thải, giảm lương là những mối lo thường trực của người lao động trong cơn khủng hoàng này.
Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, hơn 63.000 người đã mất việc làm do bị sa thải hoặc đình chỉ việc làm do ảnh hưởng của virus corona mới (tính đến ngày 2 tháng 10 năm 2020). Tính từ ngày 25 tháng 5 đến ngày 2 tháng 10 năm 2008, hơn 31.000 người lao động không chính quy như nhân viên hợp đồng và nhân viên tạm thời đã bị sa thải. Trong đó, tỷ lệ nữ giới không chính quy là 53,9%, cao hơn nhiều so với nam giới (22,2%), so với cùng tháng năm trước số lao động đã giảm 840.000 người và 360.000 người so với nam giới (heo kết quả khảo sát“Lực lượng lao động” cho tháng 8 năm 2020).
Nguồn ảnh: Photo-AC
Vậy thì ngành nghề nào thuộc đối tượng nguy cơ cao nhất?
Theo tờ báo Nikkei, số lượng tuyển dụng mới - vốn là một chỉ số hàng đầu về việc làm, giảm 27,8% so với cùng tháng năm trước. Trong đó, tỷ lệ giảm lớn thuộc ngành lưu trú / dịch vụ ăn uống (49,1% ) , tiếp theo là trong ngành dịch vụ / giải trí liên quan đến đời sống (41%). Và số lượng tuyển dụng mới tiếp tục giảm mạnh ở một loạt các ngành như sản xuất (38,3%), thông tin và truyền thông (34,6%) và bán buôn / bán lẻ (34%).
Không chỉ các công ty hàng không và du lịch, mà ngay cả đường sắt, xe buýt, nhà trọ và các ngành khác liên quan đến dịch vụ di chuyển và du lịch đều than thở rằng: "chúng tôi không thể phục hồi lại như trước khi xảy ra Corona."
Vượt qua khủng hoảng
Virus corona chủng mới đã giết chết nhiều sinh mạng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế và thay đổi nghiêm trọng đến cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Đã có 42,749,607 triệu người nhiễm bệnh trên toàn thế giới và hơn 1,152,489 người chết (tính đến ngày 24 tháng 10 năm 2020).
Hiện tại, chính phủ Nhật đang xem xét các biện pháp kinh tế trung và dài hạn song song với việc thực hiện các biện pháp khẩn cấp như bồi thường thu nhập và bồi thường nghỉ việc để người lao động và doanh nghiệp có thể phục hồi sau khủng hoảng corona.
Trong cuộc họp báo ngày 16 tháng 10 khi nhậm chức Thủ tướng, ông Suga nói: "Ưu tiên hàng đầu của nội các mới là thực hiện các biện pháp chống lại đại dịch Corona chủng mới. Chúng tôi sẽ ngăn chặn tuyệt đối sự lây lan của các vụ lây nhiễm và hướng tới việc cân bằng các hoạt động kinh tế xã hội".
Vào ngày 14 tháng 10, Akihisa Nagashima, thành viên Hạ viện của LDP đã đệ trình yêu cầu lên Tân thủ tướng về các biện pháp kinh tế cụ thể, trong đó có chính sách hỗ trợ khoản tiền 50.000 yên cho mỗi người. Thủ tướng Suga, người nhận được yêu cầu, dường như đã đáp lại rằng, "Tôi sẽ làm hết sức mình theo hướng đó."
Hiện tại, vẫn chưa rõ phía nội các mới của ông Suga sẽ có chương trình hỗ trợ cụ thể như thế nào. Nhưng chúng ta có quyền hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn trong thời gian sắp đến bên cạnh việc không ngừng trau dồi theo các kĩ năng mới để sẵn sàng cho cuộc chuyển đổi công việc trong trường hợp xấu nhất.
Ánh Hiền
Nguồn: https://www.gbni.co.jp/recipe/ty-le-that-nghiep-cua-nhat-ban-do-dai-dich-covid-chung-moinganh-nghe-nao-thuoc-nhom-nguy-co-cao-nhat/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét